HÀNH TRÌNH DU NHẬP CÀ PHÊ VÀO VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Cùng K COFFEE đi tìm hiểu về lịch sử quá trình du nhập và phát triển của cà phê vào Việt Nam nhé!


1. Khởi sự của cây cà phê ở Việt Nam

Arabica (Coffea arabica) là giống cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1857, thông qua các nhà truyền giáo Pháp. Nó đã được thử nghiệm tại các nhà thờ Công giáo ở các tỉnh phía bắc, như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; và sau đó lan sang một số tỉnh miền trung, như Quảng Trị và Quảng Bình. Cuối cùng, cà phê đã được đưa đến các tỉnh phía Nam của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau đó người ta mới phát hiện ra rằng Tây Nguyên là nơi thích hợp nhất để trồng cà phê.

Sau đó, vào năm 1908, người Pháp đã mang hai loại cà phê khác đến Việt Nam là Robusta (Coffea canephora) và Exelsa (Coffea exelsa). Không dừng lại, người Pháp đã thử nghiệm nhiều giống khác nhau từ Congo tại Tây Nguyên, và chứng kiến sự phát triển rất tốt của cà phê ở khu vực này. Xuyên suốt cuộc chiến và cho đến năm 1986, nhiều khu vực sản xuất cà phê đã phát triển, nhưng rất chậm và sản lượng thấp. Năm 1986, tổng diện tích cả nước dành cho sản xuất cà phê chỉ khoảng 50.000 ha và khối lượng sản xuất là 18.400 tấn (chỉ hơn 300.000 bao 60 kg).


\Trong các đồn điền cà phê đầu thế kỷ thứ 20, người ta trồng cả 3 loại cà phê, cà phê Arabica với giống Typica, cà phê Canephora với giống Robusta và cà phê Liberica cùng với giống Excelsa. Năm 1930 ở Việt nam có 5900 ha cà phê, trong đó có 4700 ha cà phê Arabica, 900 ha cà phê Excelsa và 300 ha cà phê Robusta

Qua nhiều năm trồng cà phê, kết quả cho thấy cây cà phê cà phê chè (Arabica) không cho kết quả mong muốn vì dễ bị tấn công bởi sâu đục thân (xylotrechus quadripes) và nấm gỉ sắt (Hemileia vastatrix) phá hoại. Cà phê vối (Robusta) thì không phát triển tốt ở miền Bắc do có mùa đông nhiệt độ quá thấp so với yêu cầu sinh thái của cây này. Chỉ có cà phê mít (Excelsa) sinh trưởng khỏe, cho năng suất khá, song giá trị thương phẩm lại thấp. Và lúc đó có chuyên gia nước ngoài đã khuyến cáo không nên trồng cà phê chè ở Việt nam và chỉ trồng cà phê vối ở phía nam và cà phê mít ở phía bắc (Chatot – cây cà phê ở Đông Dương -1940).

Trong giai đoạn những năm 1960-1970 ở miền Bắc Việt nam, hàng loạt nông trường quốc doanh được thành lập, trong đó có hàng chục nông trường trồng cà phê, và trồng cả 3 loại chè, vối, mít. Tình hình phát triển của cà phê những năm này cũng không mấy khả quan và đến đầu thập niên 70 người ta đã kết luận không trồng được cà phê ở phía bắc.


2. Công cuộc cải cách, và bước nhảy vọt về sản lượng

Sau khi chiến tranh thúc kết thúc năm 1975, đất nước gần như trên đà lao dốc về mọi mặt kinh tế – chính trị – xã hội. Trong đó các chính sách kinh tế được sao chép từ Liên Xô không còn phù hợp với tình hình nội tại của nước nhà bấy giờ. Điển hình là mô hình nông nghiệp tập thể đã chứng tỏ sự kém hiệu quả. Vì vậy vào năm 1986, Đảng và Nhà Nước đã thực hiện một “cú quay đầu” (công cuộc cải cách) – như một ván cược lớn và cây cà phê đồng thời cũng năm trong số ấy.

“Cho đến năm 1975 cả nước trên hai miền Nam Bắc mới chỉ có khoảng 13.000 hecta với sản lượng khoảng 6.000 tấn. Cũng từ sau 1975 ngành cà phê Việt Nam mới đi vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ – Đoàn Triệu Nhạn”.

Năm 1980 một chương trình phát triển cà phê ở Việt Nam do công ty cà phê ca cao thuộc Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm xây dựng được trình lên Thường trực Hội đồng Bộ trưởng và được cho phép thực hiện. Tiếp đó là một loạt các hiệp định hợp tác sản xuất để đẩy mạnh quá trình du nhập cây cà phê được ký kết giữa chính phủ Việt Nam và Liên Xô (trồng mới 20.000 ha cà phê), CHDC Đức (10.000 ha), Bungary (5.000 ha), Tiệp khắc (5.000 ha) và Ba Lan (5.000 ha) – Theo Đoàn Triệu Nhạn, VICOFA.

Năm 1982 Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam (LH-XN-CPVN) được thành lập theo Nghị định 174 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng với sự tham gia của 3 sư đoàn quân đội và một số công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và các địa phương Đắk Lắk, Gia Lai – Kon Tum. Chương trình phát triển cà phê được mở rộng trên các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Loại cà phê được chọn để mở rộng diện tích là cà phê Robusta, một giống cà phê ưa điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là ít bị tác hại của bệnh gỉ sắt.


3. Vùng trồng cà phê Việt Nam

Ngày đó người Pháp đem thử nghiệm cafe tại các đồn điền trên khắp cả nước. Các vùng có khí hậu thuận lợi cho cafe phát triển đã được mở rộng, những vùng cho năng suất thấp sẽ bị loại bỏ. Đồng thời họ cũng đã tìm ra được nơi trồng thích hợp cho mỗi giống cafe.

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều vùng trồng được cà phê, có thể kể đến như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên, Nam bộ. Tuy nhiên, xét về điều kiện khí hậu thì các tỉnh thuộc Tây Nguyên là thích hợp nhất cho cây cafe phát triển. Vì vậy, loại cây này được trồng nhiều ở đây. Các đồn điền cà phê với năng suất rất cao, chất lượng cà phê hảo hạng được ra đời, đặc biệt là Đắk Lắk và Gia Lai.


Tuy vậy, những giống cafe ngon nhất, với chất lượng cao nhất được biết đến thường có xuất xứ từ Đà Lạt, Lâm Đồng. Điều kiện về độ cao, nhiệt độ, nguồn nước và ánh sáng nơi đây là vô cùng thuận lợi cho các loại cây hàng đầu như Moka, Bourbon sinh sống.


4. Các dòng cà phê Việt phổ biến

Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam rất phù hợp cho cây cafe phát triển. Đặc biệt là các loại cà phê có chất lượng cao như: Arabica, Robusta, Cherry.

Cà phê Arabica

Arabica thuộc họ Rubiaceae, chi Coffea, tiếng Việt được gọi là cà phê Chè do đặc điểm của nó là lá nhỏ. Thân cây thấp giống như cây chè ở Việt Nam. Arabica có nguồn gốc từ Tây Nam Ethiopia. Sau đó theo chân người Pháp đến Việt Nam. Đây chính là loại cafe được trồng đầu tiên ở nước ta.

 


Trong họ cafe, Arabica có rất nhiều giống khác nhau và hầu như chúng đều là những loại cà phê hảo hạng nhất. Có thể kể đến một số cái tên như: Typica, Bourbon, Caturra, Catuai, Catimor, Moka.

 

Cà phê Robusta

Có đến 39% sản lượng cafe trên thế giới là thuộc dòng Robusta (1). Thân cây của Robusta cao hơn, nhiều nhánh và lá cây to hơn so với Arabica.

Hương vị của Robusta không được đánh giá cao bằng Arabica. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật của giống cafe này chính là hàm lượng caffeine rất cao. Chiếm khoảng 2 – 4% hạt cafe trong khi Arabica chỉ có 1 – 2,5%.


Cà phê Cherry

Cherry hay còn gọi là cà phê Chari, cà phê Mít có nguồn gốc từ Ubangui Chari. Gần sa mạc lớn nhất thế giới Sahara. Chính vì vậy loại cây này có đặc điểm khá cao lớn. Thân và lá to để chứa nước và có thể sinh trường tốt ở những nơi thời tiết khô hạn.

Quả của Chari to hơn những giống khác tuy nhiên năng suất lại không cao. Về mùi vị thì nó cũng không được đánh giá cao bằng Arabica hay Robusta nên ngày nay được trồng rất ít ở nước ta.


5. Thương hiệu cà phê nguyên chất

Người “sành điệu” uống cà phê không những quan tâm đến chất lượng của cà phê mà còn giá trị của thương hiệu cà phê đem lại. 


K COFFEE thương hiệu cà phê thuộc Tập đoàn Phúc Sinh với sứ mệnh để người Việt thưởng thức ly cà phê đúng nghĩa 100% nguyên chất vị tự nhiên. 

K COFFEE là thương hiệu duy nhất ở Việt Nam có sản phẩm cà phê nguyên chất đạt chứng nhận UTZ & BRC toàn cầu và hoàn thành đủ 4 giai đoạn trong quy trình FROM FARM TO CUP


 

THÔNG TIN MUA HÀNG

√ Để mua sản phẩm cà phê nguyên chất K COFFEE Phúc Sinh giá tốt. 

Quý khách có thể mua trực tuyến tại https://kphucsinh.vn/     

√ Gọi trực tiếp vào số hotline: 0911 197 705 - 0942 560 088

Chat tư vấn trực tiếp trên FANPAGE K COFFEE 

https://www.facebook.com/kcoffeephucsinh1/ 

 

Hệ Thống Cửa Hàng K COFFEE TP.HCM

📍 135 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1 

📍 238-240 Võ Văn Kiệt, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1

📍 170 Võ Văn Kiệt, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1

📍 156-158 Nguyễn Thái Bình, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1

📍 05 Nội Khu Hưng Phước 4, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Quận 7

📍 223 Phan Xích Long, Phường 02, Quận Phú Nhuận 


Bài viết liên quan:

NÂNG TẦM HIỂU BIẾT VỀ CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT CHO NGƯỜI VIỆT

THÓI QUEN THƯỞNG THỨC CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT

VỊ ĐẮNG CỦA CAFE NGUYÊN CHẤT ĐẾN TỪ ĐÂU?


Dịch Vụ Uy Tín Dịch Vụ Uy Tín
Tư vấn 24/7 Tư vấn 24/7
Giao Hàng Toàn Quốc Giao Hàng Toàn Quốc