Mẹo ủ cà phê thơm ngon không phải ai cũng biết

Một trong những bí quyết để có được tách cà phê thơm ngon trọn vẹn phải dựa vào cách ủ cà phê. Tác dụng của công đoạn ngâm và ủ cà phê giúp ổn định chiết xuất, thoát khí CO2.

Đối với những người sành cà phê, họ sẽ dễ dàng nhận biết được tách cà phê mà họ đang thưởng thức được tạo ra như thế nào và đánh giá được mức độ chuyên nghiệp của người pha chế.

Vì vậy, quá trình để tạo nên tách cà phê rất quan trọng, đòi hỏi người thực hiện phải đảm bảo kỹ lưỡng chất lượng ngay từ những bước đầu tiên và tỷ lệ pha trộn cà phê phải chuẩn xác.

Lượng nước ngâm cà phê: Tính theo trọng lượng nước/cà phê thì với tỷ lệ 3/1 là chính xác nhất. Bạn nên biết rằng, với khối lượng bất kỳ của bột cà phê, chúng có thể hấp thụ được tỷ lệ nước có trọng lượng gấp đôi chúng.

Vì vậy, khi ngâm với tỷ lệ 2/1 thì lượng bột cà phê sẽ được hòa tan hoàn toàn trong nước dẫn đến sẽ không có lượng nước thoát ra. Như vậy, tỉ lệ 3/1 sẽ là hợp lý nhất giúp lượng nước vừa đủ để lượng khí có thể thoát ra khỏi cà phê.

Tìm hiểu về cà phê phin sành điệu

Thời gian ủ: Trên thực tế thì thời gian ủ cà phê không có một mốc cố định, bởi còn tùy thuộc và số lượng cà phê được ủ và loại cà phê đem đi ủ khác nhau thì sẽ cần thời gian khác nhau. Bạn chỉ cần trực tiếp quan sát xem đến khi nào thì không còn xuất hiện các hạt bong bóng trên bề mặt lớp cà phê thì đã kết thúc quá trình ngâm ủ.

Để tạo ra được một tách cà phê thơm ngon đúng vị, cần thực hiện ủ cà phê trong 3 giai đoạn là: Trước khi rang, sau khi rang và ủ trong quá trình pha chế cà phê.

Ủ cà phê trước khi rang: Cà phê sau khi được thu hoạch có thể được chế biến theo 2 phương pháp đó là chế biến khô và chế biến ướt.

Theo đó, cà phê thực hiện theo phương pháp chế biến khô sẽ lần lượt trải qua các công đoạn như phơi khô, tách vỏ để lấy nhân và cuối cùng là rang xay cà phê.

Còn đối với phương pháp chế biến ướt, cà phê cần trải qua các công đoạn như sau: Sau khi thu hoạch cà phê sẽ mang đi tách vỏ ngay để lấy nhân. Tiếp đó, cà phê sẽ được để vào các chum, vại hoặc thùng lớn để ủ trong nước cho đến khi lên men. 

Mẹo ủ cà phê thơm ngon không phải ai cũng biết - 2

Cách ủ cà phê khi chế biến ướt này sẽ giúp đảm bảo được hương vị nguyên chất và ổn định. Khi mang cà phê đi rang xay theo đúng kỹ thuật, hạt sẽ tơi và khô, thơm dịu, có màu nâu cánh gián rất đẹp mắt. Khi pha chế cà phê, nước cà phê sẽ có vị hơi ngọt xen lẫn hương vị đắng dịu nhẹ.

Ủ cà phê sau khi rang: Sau khi rang xay cà phê xong, cần phải tiếp tục thực hiện ủ cà phê để đảm bảo được chất lượng luôn ổn định. Cụ thể, cà phê sẽ được ủ trong bồn ủ hoặc trong chum, để dùng dần trong khoảng từ 10 ngày đến 30 ngày.

Ủ cà phê trong quá trình pha chế: Ngoài ra, để có được một tách cà phê thơm ngon chuẩn vị thì trong quá trình pha chế, bột cà phê cũng nên được ủ trong phin theo cách sau:

Đầu tiên, cho lượng bột cà phê vừa đủ vào trong phin. Tiếp đó, đổ nước sôi từ 90-95 độ C vào phin sao cho đủ thấm ướt được lượng bột cà phê.

Ủ bột cà phê trong phin từ 3-5 phút đối với phin nhỏ và 10 phút đối với phin lớn. Cuối cùng, bạn chỉ cần chế thêm nước (khoảng 2/3 phin) để có được một tách cà phê thơm ngon, hấp dẫn.

Ủ cà phê - bí quyết cà phê ngon - Blog | Chuyện Cà Phê Ri

Lưu ý: Quá trình ủ cà phê rất quan trọng nhưng không phải tất cả các loại cà phê đều phải trải qua quá trình ngâm ủ. Cà phê sau khi thu hoạch sẽ trải qua quá trình chế biến dưới nhiều công đoạn khác nhau. Hiện nay có 2 phương pháp chế biến phổ biến nhất là chế biến khô và chế biến ướt, đối với phương pháp chế biến khô thì không cần trải qua quá trình ngâm ủ cà phê.

Dịch Vụ Uy Tín Dịch Vụ Uy Tín
Tư vấn 24/7 Tư vấn 24/7
Giao Hàng Toàn Quốc Giao Hàng Toàn Quốc