Vua Hồ tiêu lên Sơn La sản xuất một loại trà cực "hot" ở Âu - Mỹ, tận dụng từ "rác" của ngành cà phê, siêu giàu dinh dưỡng, chống ung thư, tiểu đường,...

Vua Hồ tiêu lên Sơn La sản xuất loại trà cực "hot" ở Âu - Mỹ, tận dụng từ "rác" của ngành cà phê, siêu giàu dinh dưỡng, chống ung thư, tiểu đường,... - Ảnh 1.

Trà cascara, còn được gọi là trà cà phê vốn đã trở nên phổ biến trong các quán cà phê tại các nước Âu – Mỹ. Loại trà này được sản xuất từ vỏ cà phê, với định mức 10 tấn vỏ cà phê có thể cho ra 1 tấn trà, với giá trị dinh dưỡng cao. 

Ở hầu hết mọi nơi, vỏ quả cà phê thường bị bỏ đi và coi là phế phẩm. Trớ trêu thay, nó là phần dinh dưỡng nhất của quả cà phê.

Theo dữ liệu dinh dưỡng, chỉ 100 gram cascara chưa lượng kali tương đương kali có trong 6 quả chuối và lượng protein tương đương như protein trong một quả trứng. Bên cạnh đó, chúng cũng có Vitamin E, Vitamin B6, Omega 3 và 6, sắt, canxi, magiê và đường tự nhiên.

Nghiên cứu gần đây đã khám phá ra những lợi ích của polyphenol thực vật được tìm thấy trong cascara. Ở người, polyphenol đang được nghiên cứu về các đặc tính chống ung thư, chống tiểu đường, chống viêm, bảo vệ tim mạch, bảo vệ thần kinh và chống virus.

Vua Hồ tiêu lên Sơn La sản xuất loại trà cực "hot" ở Âu - Mỹ, tận dụng từ "rác" của ngành cà phê, siêu giàu dinh dưỡng, chống ung thư, tiểu đường,... - Ảnh 2.

Dây chuyền sản xuất trà cascara tại Công ty Cổ phần Phúc Sinh Sơn La. Ảnh: thesaigontimes.vn

Theo ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phúc Sinh, công ty đã sản xuất trà cascara trong vài năm gần đây, sản lượng gần như đều xuất khẩu đến các nước Ý, Pháp và các nước châu Âu khác. Đến nay, công ty chính thức vận hành dây chuyền quy mô lớn để phục vụ thị trường nội địa và quốc tế.

Dây chuyền chế biến trà cascara được xây dựng từ tháng 8-2023, với công suất 10 tấn quả chín/ngày, tương đương 1 tấn trà thành phẩm/ngày. Dây chuyền gồm hệ thống rửa quả, tách vỏ, sấy khử UV; hệ thống sấy lạnh đa chức năng; hệ thống đóng gói tự động. Nguyên liệu để sản xuất trà là vỏ cà phê chín từ những vườn cà phê nằm trong dự án cà phê bền vững Rainforest Alliance (RA), vùng cà phê công nghệ cao của tỉnh Sơn La.

Vua Hồ tiêu lên Sơn La sản xuất loại trà cực "hot" ở Âu - Mỹ, tận dụng từ "rác" của ngành cà phê, siêu giàu dinh dưỡng, chống ung thư, tiểu đường,... - Ảnh 3.

Doanh nhân Phan Minh Thông.

Trong giới nông sản Việt Nam, có lẽ không ai xa lạ với tên tuổi doanh nhân Phan Minh Thông, người được mệnh danh là Vua hồ tiêu Việt Nam.

Thành lập vào năm 2001 bởi những người sáng lập có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực kinh doanh nông sản Phúc Sinh Corp, tiền thân là Phúc Sinh International Ltd., ngày nay là một công ty xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam với doanh số lên tới 6.000 tỷ đồng và chiếm 8% thị phần hồ tiêu trên thế giới.

Ban đầu, khách hàng của Phúc Sinh chỉ có ở Pháp, Đức, Ý, Thụy Sĩ và Mỹ. Nhưng hiện nay khách hàng của Phúc Sinh đang mở rộng ở nhiều quốc gia và khắp châu lục: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và Úc.

Theo thông tin giới thiệu trên website, từ năm 2007, CTCP Phúc Sinh đã phát triển trở thành công ty xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu của Việt Nam, chiếm 8% thị phần xuất khẩu trên toàn thế giới và giữ vị trí này cho đến ngày nay.

Ngoài hạt tiêu, Phúc Sinh cũng nhiều năm ở trong top 20 doanh nghiệp đứng đầu về xuất khẩu cà phê. Riêng cà phê, Phúc Sinh sở hữu nhà máy ở Bình Dương và doanh nghiệp Phúc Sinh tại Buôn Hồ, Đăk Lăk.

Ở trong nước, năm 2022, Phúc Sinh đứng thứ 318 trong TOP 500 DN lớn nhất VN VR500 và đứng thứ 186 trong TOP 500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Vua Hồ tiêu lên Sơn La sản xuất loại trà cực "hot" ở Âu - Mỹ, tận dụng từ "rác" của ngành cà phê, siêu giàu dinh dưỡng, chống ung thư, tiểu đường,... - Ảnh 4.

Một trong số các nhà máy của Phúc Sinh. Ảnh: website công ty.

Để có được thành công trong ngành hồ tiêu, ông Thông và các cộng sự đã xây dựng hệ thống kinh doanh rất bài bản.

Trong một bài phỏng vấn, ông Thông chia sẻ rằng trong suốt 20 năm kinh doanh, Phúc Sinh chỉ bị trả duy nhất 1 container xuất sang châu Âu lúc mới khởi nghiệp. Loại tiêu đó chất lượng cực tốt nhưng vì không có nhà máy chế biến nên sang tới nước nhập thì bị mốc. Chính chuyện này khiến ông quyết tâm xây các nhà máy để chế biến đàng hoàng.

Từ năm 2005, Phúc Sinh xây dựng nhà máy tiêu sạch đầu tiên với tên gọi VietSpices tại Bình Dương. Cũng trong năm này công ty thành lập công ty Logistic phục vụ việc vận chuyển hàng hoá.

Từ năm 2010, Phúc Sinh thực hiện mô hình liên kết với người nông dân ở các vùng nguyên liệu tại Đắk Lắk, Lâm Đồng,.. thuê chuyên gia hàng đầu hướng dẫn họ phát triển bền vững. Theo ông Thông chia sẻ: " Mỗi dự án hết khoảng 5-6 tỷ đồng. 10.000 hộ nông dân theo mô hình của Phúc Sinh có năng suất không quá cao nhưng đổi lại thu hoạch suốt 10-15 năm mà cây trồng vẫn khỏe. Chỉ cần có 2ha tiêu, nông dân đạt thu nhập hơn 500 triệu/năm. Khi họ làm ra hạt tiêu chất lượng, chúng tôi cam kết thu mua giá cao hơn so với thị trường và không giới hạn số lượng. Bà con rất yên tâm thực hiện theo đúng quy chuẩn được hướng dẫn."


Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng, Phúc Sinh từ sớm đã thành lập hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại. Trước khi xuất hàng đều kiểm nghiệm, những tiêu chí nào mới, chưa đủ năng lực, Phúc Sinh chủ động gửi sang văn phòng ở châu Âu kiểm tra.

Đọc thêm:

Những Loại Cafe Ngon Nhất Việt Nam

Dịch Vụ Uy Tín Dịch Vụ Uy Tín
Tư vấn 24/7 Tư vấn 24/7
Giao Hàng Toàn Quốc Giao Hàng Toàn Quốc